Trước khi được tiến hành siêu âm tại các cơ sở y tế thì cơ thể mẹ bầu sẽ có một số dấu hiệu có thai tuần đầu. Điều này giúp mẹ bầu nghi ngờ và đến các cơ sở sản khoa để kiểm tra, thăm khám từ đó xác định chính xác mình có mang thai hay không. Dưới đây là tổng hợp một số dấu hiệu có thai tuần đầu mà mẹ bầu cần lưu ý.

Quan hệ tình dục sau bao lâu thì biết có thai?

quan hệ tình dục bao lâu thì biế có thai

Khi quan hệ tình dục quanh thời điểm rụng trứng thì sau 1 – 2 ngày, tinh trùng sẽ thụ tinh cho trứng. Việc trứng kết hợp với tinh trùng sẽ tạo thành phôi nang, phôi nang di chuyển từ ống dẫn trứng về tử cung và bắt đầu quá trình làm tổ. Lúc này, phôi nang được gọi là phôi thai và cơ thể người phụ nữ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mang thai tuần đầu.

Khi nào dấu hiệu mang thai xuất hiện?

Theo WebMD, tùy thuộc vào mỗi thai kỳ mà các dấu hiệu mang thai ở mẹ bầu sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, theo từng tuần thì các dấu hiệu mang thai sẽ dần hình thành rõ ràng. Cụ thể như sau:

Thời gian (từ tuần đầu trễ kinh)Dấu hiệu
Tuần 1 – 4Xuất hiện tình trạng rỉ máu, đau bụng nhẹ
Tuần 4Chậm kinh
Tuần 4 hoặc 5 Cơ thể uể oải, mệt mỏi
Tuần 4 – 6 Buồn nôn, nôn ói
Tuần 4 – 6 Ngực xuất hiện cảm giác châm chích
Tuần 4 – 6 Thường xuyên đi tiểu
Tuần 4 – 6 Chướng bụng
Tuần 5 – 6 Ốm nghén
Tuần 6 Tâm tính thay đổi, dễ cáu gắt
Tuần 6 Thân nhiệt thay đổi
Tuần 8 Huyết áp tăng
Tuần 9 Mệt mỏi và ợ nóng
Tuần 8 – 10 Nhịp tim đập nhanh hơn
Tuần 11 Ngực và đầu vú có sự thay đổi
Tuần 11 Mọc mụn nhiều hơn
Tuần 11 Tăng cân đáng kể
Tuần 12 Da bị sạm, nám

Dấu hiệu của mang thai tuần đầu

Thời gian mang thai tuần đầu được tính theo ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Cách tính ngày dự sinh cũng dựa trên ngày này. Chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng được xem là những tuần đầu tiên của thai kỳ, mặc dù lúc đó thậm chí vẫn chưa thụ thai. Trong thời gian này, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

1. Ngực đau tức

ngực đau tức

Đây là dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến và thường gặp nhất. Theo nhận định của các bác sĩ, khi mang thai, các hóc môn như Progesteron và hCG trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi khiến quá trình lưu thông máu diễn ra nhiều hơn. Từ đó khiến các tế bào ở ngực phát triển, sưng lên khiến ngực có cảm giác đau tức, khó chịu.

Trong trường hợp nếu bầu ngực quá căng tức bạn có thể massage ngực nhẹ nhàng đồng thời thay đổi size áo ngực rộng hơn để tạo cảm giác thoải mái.

2. Chuột rút

chuột rút

Trong thời gian đầu khi mang thai, trứng sẽ làm tổ ở tử cung. Điều này khiến tử cung bị kéo căng hơn so với bình thường và mẹ bầu xuất hiện hiện tượng bị chuột rút. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường ở bất cứ người phụ nữ nào khi mang thai. Lúc này, tử cung sẽ kéo ra, giãn rộng hơn để thích ứng với quá trình phát triển mỗi ngày của bé.

3. Âm đạo rỉ máu

âm đạo rỉ máu

Theo nhận định của các bác sĩ, khi trứng làm tổ trong tử cung sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết. Do đó, dấu hiệu có thai tuần đầu dễ nhận biết nhất là âm đạo bị rỉ máu. Tuy nhiên, lượng máu này khá ít so với khi bạn đến chu kỳ.

Dưới đây là các dấu hiệu rỉ máu âm đạo khi mang thai mà chị em có thể tham khảo:

Màu sắc: Màu hồng, đỏ hoặc nâu.

Lượng máu: Lượng máu ít, chỉ thấy khi dùng giấy vệ sinh lau âm đạo hoặc máu dính trên quần lót.

Đau: Có thể đau nhẹ hoặc đau trầm trọng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khoảng 28% phụ nữ khi mang thai giai đoạn đầu bị rỉ máu và đau bụng.

Các cơn xuất huyết: Quá trình này chỉ kéo dài dưới 3 ngày mà không cần thăm khám hay điều trị.

4. Cơ thể mệt mỏi

cơ thể mệt mỏi

Cơ thể uể oải,mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy trong những tuần đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do cơ thể sử dụng năng lượng của mẹ để giúp bào thai phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, sự thay đổi của các hormone khi mang bầu cũng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

5. Vú sẫm màu hơn

Khi mang thai, hormone bên trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi, điều này khiến các tế bào biểu bì tại vú tạo hắc tố nhiều hơn trên bề mặt da. Lúc này bạn sẽ thấy vú có màu sẫm hơn, Dấu hiệu này xuất hiện khi thai nhi trên 10 tuần tuổi.

6. Buồn nôn

buồn nôn

Dấu hiệu có thai tuần đầu dễ nhận biết nhất là buồn nôn, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn. Ngoài ra, tình trạng này có thể kéo dài cả ngày và khi chưa ăn.

7. Thèm ăn

thèm ăn

Khi mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều Carbohydrate để giúp bào thai phát triển, do đó mẹ sẽ cảm giác thèm ăn so với bình thường. Đặc biệt là thức ăn ngọt hoặc chua.

Khi đã qua giai đoạn ốm nghén, buồn nôn, cơ thể mẹ sẽ thích nghi dần với sự thay đổi, lúc này mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn so với bình thường. Đây là dấu hiệu cực kỳ phổ biến ở phụ nữ khi mang thai.

8. Đầy hơi

đầy hơi

Sở dĩ khi mang thai mẹ bầu sẽ xuất hiện triệu chứng đầy hơi bởi sự hormone Progesterone có sự thay đổi khiến ống tiêu hóa của mẹ bị cản trở, dạ dày bị đầy hơi. Điều này sẽ khiến mẹ bầu luôn có cảm giác khó chịu ở bụng.

9. Tiểu tiện nhiều hơn

Khi mang thai, tần suất đi tiểu của người phụ nữ sẽ tăng lên. Điều này do kích thước tử cung tăng khiến bàng quang bị chèn ép và thận phải hoạt động liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn so với ngày thường.

10. Đau đầu

Một trong những dấu hiệu có thai tuần đầu dễ nhận biết là cơ thể xuất hiện tình trạng đau đầu. Khi mang thai, cơ thể sẽ cần nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn khiến máu lưu thông liên tục. Điều này khiến cơ thể mẹ bầu xuất hiện các cơn đau đầu ở mức độ nhẹ.

11. Choáng váng

Trong thời gian đầu khi mang thai, hormone hCG sẽ tăng lên tạo ra sự choáng váng. Ngoài ra, các triệu chứng khác như: đau đầu, đầy hơi, táo bón, tức ngực,….cũng khiến cơ thể mẹ bầu bị choáng váng.

12. Trễ kinh

trễ kinh

Khi chu kỳ kinh nguyệt bị trễ quá 10 ngày thì rất có thể đây là dấu hiệu có thai tuần đầu. Tuy nhiên, với những chị em phụ nữ có chu kỳ không đều, không nhớ chính xác ngày của chu kỳ hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì dấu hiệu trễ kinh rất dễ bị bỏ sót.

Khi phát hiện cơ thể có một trong những dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra để xác định bản thân mang thai hay không. Ngoài ra, có thể sử dụng Que thử thai để kiểm tra.

Khi mang thai, trong cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện hormone HCG, que thử thai sẽ phát hiện nồng độ HCG. Nếu thấy que thử thai hiện 2 vạch thì chúc mừng bạn, bạn đã lên chức làm mẹ rồi đấy!

Nếu trong thời gian này, bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để xem liệu chúng có gây nguy hại cho sự phát triển của thai nhi hay không.

Ở tuần đầu khi mang thai, có thể bạn sẽ gặp tất cả các dấu hiệu trên hoặc chỉ một vài trong số đó. Bạn cần lắng nghe sự thay đổi của cơ thể, chú ý hơn về sức khỏe để nhận ra sự bắt đầu của thai kỳ.

Những điều cần làm khi phát hiện mình mang thai tuần đầu

những điều cần biết khi mang thai

Chúc mừng bạn đã lên chức làm mẹ. Bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đếm từng ngày con yêu chào đời chưa? Chần chờ gì nữa mà không thực hiện ngay những việc dưới đây để có khởi đầu hoàn hảo đón bé yêu của mình:

Chọn phòng khám chất lượng, uy tín: Để thuận lợi cho việc thăm khám cũng như sinh bé sau này, tốt nhất bạn nên chọn các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín gần nhà.

Khám theo theo lịch định kỳ: Dù công việc có bận rộn bao nhiêu thì bạn cũng cần thực hiện khám thai theo đúng định kỳ. Đây là việc mẹ nên làm khi phát hiện có thai. Khi khám thai, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để giúp bé phát triển khỏe mạnh đồng thời xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh của thai nhi.

Thực hiện chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dưỡng chất:

  • Trái cây: 400-500gr/ một ngày: Trong thời gian đầu thai kỳ, mẹ cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại trái cây tươi hoặc nước ép trái cây. Tuy nhiên mỗi ngày không quá 1 ly. Ăn ít nhất một loại trái cây có múii mỗi ngày như cam, bưởi, quýt…
  • Rau củ: Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung 300 – 400gr rau củ. Ưu tiên các loại rau màu xanh đậm (cải xoăn, bông cải xanh, cải bó xôi), màu cam (bí ngô, khoai lang, cà rốt), màu vàng (ớt chuông vàng, bắp), và màu đỏ (ớt chuông đỏ, cà chua).
  • Thực phẩm từ sữa: 2-3 ly sữa/ ngày: Mẹ bầu cần ưu tiên các sản phẩm hoặc sữa có ít hoặc không có chất béo.
  • Cá, tôm, cua, thịt: 200 – 300gr/ ngày + 1 quả trứng/ngày: Khi mang thai, mẹ bầu cần chọn thịt nạc hoặc thịt gia cầm ít chất béo. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung vào thực đơn các loại hạt và đậu. Đây là nguồn bổ sung protein dồi dào cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngũ cốc: 300 – 400gr/ ngày: Ngũ cốc cũng là thực phẩm quan trọng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, thay vì các thực phẩm làm từ bột mì trắng thì bạn nên chọn ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm bánh quy, mì ống, bánh mì ngũ cốc,…để cung cấp chất xơ cho cơ thể.
  • Uống thuốc bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết: Trong quá trình mang bầu, mẹ đừng quên bổ sung các dưỡng chất và vitamin như: canxi, viên sắt, vitamin E, vitamin B6,….Tuy nhiên, khi sử dụng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tập luyện thường xuyên: Để thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn, trong quá trình mang bầu mẹ cần vận động thường xuyên. Việc tập luyện giúp giảm stress, giữ tinh thần thoải mái đồng thời sau sinh dễ lấy lại vóc dáng. Trong thời gian mang thai, mẹ có thể tập đi bộ, bơi, yoga,…với cường độ vừa phải. Đặc biệt là Kegels – các bài tập ở vùng dưới sàn cơ xương chậu giúp mẹ dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở.
  • Nói “không” với thuốc lá, bia rượu: Rượu, bia hay các chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Do đó, hãy nói không với các chất này để bé nhà bạn phát triển khỏe mạnh nhé.
  • Không dùng caffeine: Để đảm bảo an toàn, trong thời gian mang thai hãy “cai” caffeine mẹ nhé. Ngoài ra, chất này cũng có nhiều trong trà, chocolate, soda,…
  • Tham gia các lớp tiền sản: Để trang bị thêm các thông tin về quá trình mang thai và chăm sóc bé sau khi chào đời, mẹ bầu nên tham gia các lớp tiền sản. Điều này cũng giúp mẹ chủ động phòng tránh các rủi ro trong quá trình mang thai.
  • Đặt việc nghỉ ngơi và sức khỏe lên hàng đầu: Mẹ bầu cần đảm bảo mình có giấc ngủ đủ và đúng giờ. Trong trường hợp bị đau lưng, mẹ có thể kê gối để giấc ngủ ngon hơn. Đừng quên tập luyện thể dục mỗi ngày để có giấc ngủ thoải mái.

Trên đây là tổng hợp 12 dấu hiệu có thai tuần đầu và những việc mẹ bầu cần làm trong quá trình mang thai. Chúc mẹ luôn giữ sức khỏe tốt để con yêu phát triển và chào đời mạnh khỏe.

Các bài viết của Quầy Thuốc Linh Sơn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Để hoàn thành bài viết này chúng tôi đã tìm hiểu và biên tập nội dung từ:

  1. vinmec.com – Có thể nhận biết dấu hiệu của mang thai tuần đầu? (tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng)
  2. hellobacsi.com – Dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết
  3. vinamilk.com.vn – THỤ THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (BS Hồ Thị Nam Huế)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *