Chỉ số BMI là chỉ số để đo cân nặng của một người. Công thức này được áp dụng cho cả nam và nữ trên 18 tuổi, không áp dụng cho người già, vận động viên, phụ nữ mang thai. Tùy theo từng quốc gia mà chỉ số BMI có thể thay đổi.

Không chỉ khiến bạn tự ti về ngoại hình mà béo phì còn dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch,….Có khá nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng béo phì như: đo tỉ trọng mỡ trong cơ thể, đo lớp mỡ dưới da,….tuy nhiên, phổ biến nhất là dựa vào chỉ số BMI.

Phương pháp này được Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết dưới đây, Quầy thuốc Linh Sơn sẽ giới thiệu đến các bạn cách đo và tính toán chỉ số BMI theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.

Công thức tính chỉ số BMI

Công thức tinh chỉ số BMI

BMI là viết tắt của cụm từ Body Mass Index và được gọi chung là chỉ số khối lượng cơ thể. Dựa vào chỉ số này, có thể đánh giá một người gầy hay béo hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số BMI được đưa ra lần đầu bởi nhà khoa học người Bỉ vào năm 1832. Công thức tính BMI khá đơn giản, chỉ cần dựa vào chỉ số cân nặng và chiều cao:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Trong đó:

  • Cân nặng tính bằng đơn vị kg, chiều cao được tính bằng m
  • Chỉ số này không áp dụng cho người tập thể hình, vận động viên, người già và phụ nữ có thai

Nếu muốn xác định chỉ số BMI, vui lòng nhập cân nặng và chiều cao hiện tại của bạn

Thông báo: Công cụ này chỉ nhằm cung cấp thông tin chứ không tư vấn y tế. Nó không thể thay thế cho việc tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị chuyên nghiệp.

Bảng phân loại mức độ gầy – béo dựa vào chỉ số BMI

Để phân loại mức độ gầy – béo dựa vào chỉ số BMI, bạn có thể tham khảo theo bảng dưới đây. Bảng này được chia làm 2 thang: Thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á và Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu.

Bảng phân loại mức độ gầy béo

Bảng phân loại mức độ gầy – béo của một người dựa vào chỉ số BMI

Như vậy, theo thang phân loại IDI & WPRO dành cho người châu Á thì chỉ số BMI lý tưởng của người Việt Nam dao động từ 18,5 đến 22,9.

Bạn cũng có thể tính nhẩm cân nặng lý tưởng theo chiều cao dựa vào các công thức dưới đây:

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ chiều cao (cm) x 9 rồi chia 10
  • Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (cm)
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (cm) x 8 rồi chia 10

Ví dụ, nếu bạn cao 1,6m, tức 160cm thì

  • Cân cân nặng lý tưởng là: 60 x 9: 10 = 54 kg
  • Cân nặng tối đa là: 60kg
  • Cân nặng tối thiểu là: 60 x 8 :10 = 48kg

Chỉ cần dựa vào số lẻ chiều cao, bạn hoàn toàn có thể xác định được cân nặng tối đa cho phép. Nếu thấp hơn hoặc vượt quá mức này tức là bạn đang bị thiếu cân hoặc thừa cân.

Chỉ số BMI định mức độ gầy béo

Chỉ số BMI giúp nhận định mức độ gầy béo

Tỷ lệ vòng eo/mông

Chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio WHR) dùng để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể. Công thức được xác định như sau:

WHR = [Vòng eo (cm)] / [ Vòng mông (cm)]

Trong đó:

  • Vòng mông được đo qua ở điểm phình to nhất của mông
  • Vòng eo được đo ngang rốn

Với nữ giới, chỉ số WHR nên từ 0,85 trở xuống, còn nam giới từ 0,95 trở xuống.Chỉ số WHR được xem là công cụ bổ trợ cho chỉ số BMI để phản ánh về sự phân bố mỡ trong cơ thể. Nếu chất béo nếu tập trung quá nhiều ở vùng eo và bụng sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh như: xơ vữa mạch máu, đái tháo đường,….

Tùy thuộc vào khu vực phân bố mỡ trên cơ thể mà béo phì sẽ được chia thành các dạng sau:

  • Béo phì toàn thân: Đây là tình trạng béo phì khi lượng mỡ tập trung đều ở toàn thân
  • Béo phì phần trên: Là tình trạng béo phì khi mỡ phân bố nhiều ở vùng eo và bụng. Người bị tình trạng béo phì này thường mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
  • Béo phì phần thấp: Là tình trạng béo phì có mỡ phân bố nhiều ở vùng đùi, mông và háng. Những người béo phì dạng này giảm nguy cơ mắc bệnh hơn so với béo phì phần trên.

Các dạng béo phì

Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể

Cân nặng của cơ thể chịu sự tác động và ảnh hưởng của các yếu tố sau:

  • Lượng calo dư thừa: Mỗi ngày bạn cần bổ sung đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều sẽ dẫn đến việc calo dư thừa và được lưu trữ dưới dạng chất béo. Từ đó dẫn đến béo phì, thừa cân.
  • Tuổi cao: Khi già đi cân nặng của cơ thể sẽ có xu hướng tăng lên.
  • Yếu tố về gen: Không ít trường hợp bị béo phì là do rối loạn di truyền.
  • Quá trình mang thai: Khi mang thai, mẹ bầu thường tăng cân nhanh chóng. Và sau khi sinh, rất ít người có thể giảm cân về mức bình thường trước mang thai.

Bên cạnh yếu tố về thai kỳ hay do cơ địa, để giữ chỉ số BMI ở mức bình thường, bạn cần kiểm soát lượng calo bổ sung vào cơ thể ở mức độ phù hợp nhất.

Chỉ số BMI quá cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chỉ số BMI ảnh hưởng đến sức khỏe

Khi chỉ số BMI quá cao sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số căn bệnh liên quan đến việc béo phì, thừa cân:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch
  • Một số căn bệnh về ung thư như: ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại tràng và túi mật, ung thư buồng trứng
  • Bệnh về khớp
  • Vô sinh
  • Chứng ngưng thở khi ngủ

Làm thế nào để có chỉ số BMI lý tưởng?

Giảm cân là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng. Điều này đòi hỏi bạn phải thường xuyên sử dụng lượng calo nhiều hơn so với mức nạp vào cơ thể.

Theo đó, việc luyện tập thể dục thể thao hay chạy bộ là những phương pháp để bạn có thể đốt cháy lượng mỡ dư thừa. Ngoài ra, đừng quên xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thật nhiều rau xanh vào thực đơn hàng ngày.

Để có chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, hãy nhờ tới sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa.

Cách giảm cân an toàn không dùng thuốc

Nhiều chị em khao khát giảm cân nhanh và lấy lại vóc dáng hoàn hảo nên dễ rung động trước những lời quảng cáo có cánh của các loại thuốc giảm cân cấp tốc. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, không phải loại thuốc giảm cân nào cũng thật sự an toàn và mang lại hiệu quả.

Nếu muốn đẩy lùi số đo cân nặng một cách an toàn mà vẫn đảm bảo sức khỏe thì hãy thực hiện thường xuyên 2 phương pháp dưới đây:

giảm cân an toàn

Chế độ ăn uống hợp lý

Chẳng hạn, nếu nhu cầu cơ thể bạn là 2.000 kcal/ngày thì bạn cần cung cấp cho cơ thể tổng lượng thức uống và đồ ăn tối đã là 2.000 kcal mỗi ngày.

Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Để sở hữu thân hình cân đối và vóc dáng hoàn hảo bạn hãy giảm dần lượng đường và lượng calo bằng cách nói không với các đồ uống có đường như: trà ngọt, nước ngọt,….

Ngoài ra, hãy cân đối lại thói quen ăn uống, kiểm soát khẩu phần ăn, sắp xếp lại thực đơn mỗi ngày. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tuyệt đối không ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc nạp vào cơ thể quá nhiều năng lượng dẫn đến béo phì, thừa cân.

Các bài tập thể dục vừa phải

Theo các thống kế, những người duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng và giảm cân thành công đều xây dựng thói quen dành 50 – 90n phút mỗi ngày cho các bài tập thể dụng với cường độ vừa phải. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dồn tất cả các bài tập để thực hiện cùng một lúc.

Mỗi ngày, bạn có thể chia nhỏ bài tập trong 20 – 30 phút. Điều quan trọng nhất là phải duy trì thói quen vận động hàng ngày, liên tục trong nhiều tuần, nhiều tháng mới mang lại hiệu quả tối đa.

Bên cạnh tác dụng giảm cân, việc tập thể dục còn nâng cao sức khỏe và giảm stress. Các bài tập thể dục khác nhau sẽ giúp cơ thể bạn linh hoạt hơn, cải thiện sức chịu đựng, tăng sức mạnh cơ bắp. Hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về ung thư hay tim mạch.

Quá gầy hay quá béo đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, hãy tạo thói quen thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao, tính chỉ số BMI để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp nhất. Ngoài ra, đừng quên rèn luyện thể dục mỗi ngày để có thân hình khỏe mạnh và vóc dáng cân đối.

Để hoàn thành bài viết này chúng tôi đã tìm hiểu và biên tập nội dung từ:

  1. vinmec.com/ – Cách đo và tính chỉ số BMI theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
  2. vinmec.com/ – Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?
  3. Acog.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *