Mong mỏi lớn nhất của bậc làm cha làm mẹ là được nhìn thấy con cao lớn, phát triển mỗi ngày. Do đó, việc theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ là việc làm cần thiết, quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Thông qua các số đo về cân nặng, chiều cao, bố mẹ có thể đánh giá tình hình sức khỏe của bé từ đó có chế độ dinh dưỡng tốt nhất giúp bé phát triển toàn diện.

Hiện nay, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã đưa ra bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ để bố mẹ có thể theo dõi để biết được bé nhà mình có chậm lớn hay không, thừa cân hay thiếu cân,…

Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé theo tổ chức Y tế thế giới WHO

Các mẹ có thể tham khảo bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái dưới đây để theo dõi sự phát triển của con mình:

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ em từ 0 - 10 tuổi theo WHO

Từ bảng này chúng ta có thể thấy, trẻ bị suy dinh dưỡng nếu chỉ số cân nặng, chiều cao dưới -2SD. Còn t> +2SD thì trẻ đang bị béo phì. Do đó, các bậc phụ huynh cần có sự điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để bé phát triển toàn diện.

Nếu bé nhà bạn có chỉ số về cân nặng, chiều cao chênh lệch lớn (≤ -2SD, ≥ +2SD) so với bảng tiêu chuẩn từ Tổ chức Y tế thế giới thì bạn cần có sự điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng cho bé. Ngược lại, nếu không có sự chênh lệch lớn thì bố mẹ có thể yên tâm, chỉ cần đảm bảo bé ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Trẻ chỉ cần đạt mức độ TB là bố mẹ có thể an tâm và thực hiện theo đúng chế độ dinh dưỡng cũ..

Dưới đây là một số thông tin về cân nặng, chiều cao của trẻ Việt Nam mà bố mẹ có thể tham khảo thêm:

  • Trẻ sơ sinh thường chiều cao từ 50 – 52cm, cân nặng từ  2.9 – 3.8 kg.
  • Trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi, chiều cao trung bình tăng từ 2.5 – 2.8 cm, cân nặng từ 0.6 – 1.5kg mỗi tháng.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, chiều cao tăng từ 1.5cm, cân nặng tăng khoảng 0.5 kg  mỗi tháng.

Một số lưu ý khi mẹ đo cân nặng của bé

Khi đo cân nặng cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mẹ nên đo sau khi bé đi đại tiện hoặc tiểu tiện để có kết quả cân nặng chính xác nhất.
  • Khi đo cân nặng của bé, mẹ nhớ trừ trọng lượng của tã và quần áo nữa nha.
  • HUGGIES® cũng khuyên rằng, trong một năm đầu đời mẹ cần kiểm tra cân nặng của bé mỗi tháng 1 lần.
  • Thông thường, khi sơ sinh cân nặng bé gái sẽ thấp hơn so với bé trai, do đó mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Mẹ cần làm gì khi đo chiều cao của bé

Để đo chiều cao cho bé đạt kết quả chính xác nhất, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi đo chiều cao mẹ nhớ cởi mũ nón và giày cho bé.
  • Buổi sáng là thời điểm đo chiều cao chính xác nhất cho bé mẹ nha!
  • Nếu bé dưới 3 tuổi, mẹ có thể đo chiều cao cho bé ở tư thế nằm ngửa.
  • Bé trai sẽ có chiều cao nhỉnh hơn so với bé gái nên mẹ có thể yên tâm nha.

Các thông tin chung về chỉ số tăng trưởng chiều cao, cân nặng cho trẻ từ 0 – 5 tuổi

Chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ

Bố mẹ sẽ vô cùng thích thú và ngạc nhiên trước sự thay đổi cũng như phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ cần tạo thói quen theo dõi sự tăng trưởng của con yêu về cả chiều cao lẫn cân nặng để hiểu được nhu cầu về chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của con.

  • Trẻ mới sinh: Trẻ mới sinh thường có cân nặng khoảng 3.3kg và chiều dài trung bình là 50cm. Thống kê Y tế Mỹ cũng cho thấy rằng, chu vi vòng đầu của bé gái là 33,8cm và bé trai là 34,3cm.
  • Chào đời – 4 ngày tuổi: Ở giai đoạn này, so với lúc mới sinh, cân nặng của bé sẽ giảm xuống từ 5 – 10%. Nguyên nhân là do bé bị mất nước và dịch khi đi ngoài và đi tiểu.
  • 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong thời gian từ 5 ngày đến 3 tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ tăng khoảng 15 – 30g và sau 2 tuần tuổi bé sẽ nhanh chóng lấy lại mức cân nặng lúc sinh.
  • 3 – 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trung bình cứ 2 tuần, cân nặng của bé tăng khoảng 230g. Và khi đến 6 tháng tuổi, cân nặng của bé sẽ gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • 7 – 12 tháng: Từ khoảng thời gian 7 – 12 tháng, mỗi tháng cân nặng của bé tăng khoảng 500g. Tuy nhiên, cân nặng của bé sẽ tăng ít hơn so với mốc này nếu bé bú mẹ. Trong thời gian này, khi đã bắt đầu học trườn, bò, thậm chí là học đi, bé sẽ tiêu tốn nhiều Calorie hơn. Và trước khi bé tròn 1 tuổi, cân nặng của bé sẽ gấp 3 lần lúc mới sinh và chiều cao đạt từ 70 – 76cm.
  • 1 tuổi (tuổi tập đi): Khi tròn mốc 1 năm sự phát triển của bé có phần chững lại, không nhanh như giai đoạn đầu. Mỗi tháng bé có thể nặng thêm khoảng 230g và chiều cao tăng khoảng 1.2cm.
  • 2 tuổi: So với lúc 1 tuổi, bé sẽ tăng thêm khoảng 2.5kg và cao thêm khoảng 10cm. Lúc này, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để đưa ra dự đoán chính xác hơn về cân nặng, chiều cao của bé.
  • 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo nhận định của chuyên gia, thời điểm từ 3 – 4 tuổi, lượng mỡ ở mặt bé sẽ giảm đi. Chân tay phát triển hơn nên bé sẽ cao ráo hơn.
  • 5 tuổi trở lên: Từ 5 tuổi đến lúc dậy thì, chiều cao của bé phát triển nhanh chóng. Bé gái sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau  kể từ chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Còn bé trai đến tuổi 17 sẽ đạt chiều cao ở tuổi trưởng thành.

4 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ

Dưới đây là 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ mà mẹ cần lưu ý:

1. Yếu tố gien di truyền

Chiều cao cân nặng của trẻ ảnh hưởng bởi gien di truyền

Trẻ khi sinh ra sẽ thừa hưởng các đặc điểm di truyền từ cả mẹ và bố. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, yếu tố di truyền quyết định rất lớn đến sự phát triển cũng như kích thước các cơ quan trong cơ thể bé.

Đặc biệt, một số yếu tố như: lượng mỡ cơ thể, nhóm máu hay cân nặng của bố mẹ đều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất của bé. Tuy nhiên, chiều cao của bé sẽ chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền.

2. Dinh dưỡng và môi trường sống

Chiều cao cân nặng của trẻ ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, môi trường sống

bên cạnh gien di truyền thì cân nặng và chiều cao của bé còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Trong đó có dinh dưỡng và môi trường.

Nếu bé bị suy dinh dưỡng thì quá trình phát triển thể chất sẽ chậm lại. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của răng và xương, trĩ hoãn khả năng phát triển tuổi dậy thì.

Do đó, bố mẹ cần lưu ý đến thực đơn ăn uống mỗi ngày đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé theo từng giai đoạn. Ngoài ra, cần để bé được phát triển tốt trong môi trường lành mạnh, trong lành.

3. Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Chiều cao cân nặng của trẻ ảnh hưởng bởi sức khỏe mẹ bầu

Mẹ cần lưu ý rằng, sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai sẽ quyết định lớn đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao của bé sau này. Do đó, trong thời kỳ mang bầu, mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để thai nhi mạnh khỏe.

Theo nhận định của các chuyên gia, mẹ bầu thường xuyên áp lực, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần cũng như trí tuệ và làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động ở trẻ sau này.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất như: canxi, sắt, axit béo,…để giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển hệ cơ xương.

4. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Chiều cao cân nặng của trẻ ảnh hưởng bởi thể dục thể thao

Ngày nay, trẻ em rất lười vận động và thường thức khuya. Thay vì chạy nhảy, đá bóng, đá cầu thì bé lại tập trung vào màn hình tivi hay điện thoại.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hệ thần kinh cũng như xương khớp ở trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho con thói quen tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: nhảy dây, bóng rổ, bơi lội,…..

Đối với những trẻ béo phì, thừa cân mẹ cần giúp bé lấy lại cân nặng lý tưởng bằng cách thay đổi thực đơn ăn uống và hoạt động rèn luyện mỗi ngày. Hãy tạo cho bé thói quen ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ để đảm bảo các bộ phận trong cơ thể phát triển tốt nhất.

Vai trò của canxi trong quá trình phát triển chiều cao

Vai trò của canxi đối với chiều cao

Canxi được xem là vật liệu quan trọng trong việc xây dựng hệ xương chắc khỏe, bền vững ở trẻ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có đến 99% canxi trong cơ thể tham gia trực tiếp vào cấu trúc xương khớp, duy trì hoạt động của răng và xương.

Do đó, khi trẻ thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, thấp còi và khi về già sẽ bị loãng xương.

Theo nhận định của các chuyên gia, các bữa ăn hàng ngày chỉ cung cấp được khoảng 50% nhu cầu canxi thiết yếu cho trẻ. Để bé phát triển toàn diện nhất, mẹ cần bổ sung canxi thông qua các sản phẩm và thực phẩm phù hợp.

Một số thực phẩm giàu canxi mà mẹ cần đưa vào thực đơn hàng ngày như: súp lơ, cải chíp, quýt, cam, trứng, sữa, các loại hạt đậu,…..

Kết hợp bổ sung canxi với vitamin D3 và vitamin K2

Vitamin D3 có vai trò tăng khả năng hấp thu canxi cho xương đồng thời giảm tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Vitamin này được tổng hợp nhờ sự tiếp xúc trực tiếp của da với ánh nắng mặt trời. Do đó, mẹ có thể tắm nắng cho bé vào sáng sớm để bổ sung vitamin D3.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý bổ sung cho bé Vitamin K2 bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương cơ thể, ngăn ngừa tình trạng vôi hóa thành mạch do dư thừa canxi.

Bên cạnh các bữa ăn đủ dinh dưỡng thì việc bổ sung canxi cho bé là vô cùng quan trọng. Mẹ có thể lựa chọn các chế phẩm như viên uống dạng nhai để bé có thể sử dụng mỗi ngày.

Sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ là điều quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên, bên cạnh đó mẹ cũng đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần cũng như sức khỏe trí não cho bé mẹ nhé!

Để hoàn thành bài viết này chúng tôi đã tìm hiểu và biên tập nội dung từ:

  1. hellobacsi.com – Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và 6 yếu tố quyết định tầm vóc
  2. huggies.com.vn – Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *