Trong giai đoạn thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ hoạt động kém hơn bình thường và mẹ cũng dễ bị virus tấn công. Điều này khiến nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng bởi đang mang thai cần hạn chế tối đa dùng thuốc để không làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vậy, trong thời gian mang bầu có những cách chữa cúm cho bà bầu nào mà không cần sự trợ giúp của thuốc? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp chi tiết!

GS.TS.BS Phạm Nhật An – Giám đốc trung tâm nhi bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ cách chữa cúm cho bà bầu để không bị ảnh hưởng đến thai nhi.

Mức độ nguy hiểm của cảm cúm trong thời kỳ mang thai

cảm cúm khi mang thai có thr gây ra dị tật ở thai nhi

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở giai đoạn đầu khi mang thai, virus Rubella gây dị tật cao cho thai nhi, đặc biệt là những tổn thương ở hệ thần kinh và mắt. Bên cạnh đó, virus cúm hay các loại virus khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khi mang thai nếu mẹ bầu bị cúm, virus sẽ làm rối loạn trao đổi chất trong cơ thể mẹ từ đó sản sinh ra các độc tố và ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí, virus có thể xâm nhập vào cơ thể thai nhi thông qua nhau thai và gây ra các bệnh như: sứt môi, tim bẩm sinh, không có não hoặc não tụ huyết,…Mẹ bầu nếu bị sốt cao sẽ dẫn đến co bóp tử cung và dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng thuốc cảm, đặc biệt việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần sự chỉ định của bác sĩ. Bởi 3 tháng đầu của thai kỳ, việc uống thuốc rất nguy hiểm, nó có thể gây ra những tác dụng phụ và để lại dị tật cho thai nhi.

Một số dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

một số dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

Khi mang thai, nếu bị cảm cúm, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Đau đầu
  • Đau họng và viêm họng
  • Ớn lạnh
  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài
  • Ho khan
  • Cơ thể sốt nhẹ
  • Đau cơ hoặc đau toàn thân

Các cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả 

Với người bình thường, việc điều trị cảm cúm khá đơn giản và có thể chữa dứt điểm chỉ bằng một vài liều thuốc. Tuy nhiên, với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc cần hạn chế tối đa. Do đó, khi bị cảm, mẹ bầu nên ưu tiên những cách điều trị bằng phương pháp tự nhiên hoặc các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên.

1. Cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản với tỏi

Cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn gản với tỏi

Tỏi là gia vị quen thuộc trong mọi không gian bếp. Tuy nhiên, ngoài công dụng để chế biến món ăn thì tỏi còn là bài thuốc trị cảm hiệu quả cho mẹ bầu. Tỏi chứa thành phần kháng sinh Allincin, giúp cơ thể mẹ bầu ngăn sự tấn công của virus gây bệnh. Ngoài ra, tỏi cũng giàu khoáng chất và các loại vitamin, rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Để chữa cúm bằng tỏi, mẹ bầu cần giã nát một vài tép tỏi sau đó cho vào nước nóng rồi dùng để xông mũi. Tuy nhiên, để có hiệu quả nhanh, mẹ nên uống nước tỏi giã nát. Nếu mẹ bị dị ứng với mùi tỏi, có thể ngâm tỏi với giấm để giảm bớt mùi.

Bên cạnh đó, để hạn chế cảm lạnh và tăng cường sức để kháng cho cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày, đặc biệt là thời điểm thời tiết giao mùa.

Tỏi vô cùng an toàn với mẹ bầu do đó nó được các bác sĩ khuyên dùng để chữa cảm cúm cho bà bầu.

2. Sử dụng nước chanh

Cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản với nước chanh mật ong

Tác  giả cuốn sách y khoa The Green Pharmacy Guide to Healing Foods – Bác sĩ James A. Duke cho biết, trong nước chanh chứa nhiều vitamin C. Đây là chất chống oxy hóa hiệu quả đồng thời giảm tới 23% các triệu chứng của cảm cúm.

Bên cạnh đó, nước chanh còn có tác dụng giảm đau họng, giảm dịch nhầy. Mẹ bầu có thể pha nửa quả chanh với một cốc nước ấm cùng 1 thìa mật ong để trị cảm cúm.

3. Chữa cảm cúm khi mang thai bằng lá tía tô, kinh giới

cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản với lá tía tô

Với đặc tính cay, ấm do đó kinh giới và tía tô được xem là 2 vị thuốc trị đau đầu, cảm cúm và viêm họng hiệu quả được cha ông tin dùng. Với hai nguyên liệu này, mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau để trị cảm cúm.

Tuy nhiên, đơn giản nhất vẫn là cách đun 2 nắm lá tía tô và kinh giới với 2 chén nước. Bạn đậy nắp nồi thật kín sau đó đun với lửa lớn. Khi thấy nước trong nồi còn lại khoảng 1 chén thì đổ ra uống. Nên uống khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, để chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tía tô và kinh giới, bạn có thể nấu một tô cháo trứng sau đó cho 2 loại lá này vào. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn trị cảm vô cùng hiệu quả.

Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cách này quá nhiều để tránh dẫn đến tăng huyết áp, tốt nhất chỉ nên dùng kinh giới và tía tô trong vòng 2 – 3 ngày.

4. Xông tinh dầu

Một trong những cách chữa cảm cúm khác mẹ bầu nên tham khảo là sử dụng phương pháp xông tinh dầu. Nó giúp cơ thể ra mồ hôi và độc tố từ đó tiêu diệt virus nhanh nhất. Các tinh dầu thiên nhiên được xem là “khắc tinh” của các loại virus.

Xông tinh dầu khá dễ để thực hiện, nó mang lại hiệu quả cao với những bệnh do virus gây ra như: đau mắt đỏ, cảm cúm, viêm phế quản, thủy đậu,….Đây đều là những bệnh nguy hiểm dẫn đến dị tật thai nhi nếu mẹ bầu mắc  phải trong giai đoạn mang thai.

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ cho các mẹ bầu là nên chọn các tinh dầu chiết xuất 100% từ tự nhiên, tránh các tinh dầu pha tạp bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu.

Quầy thuốc Linh Sơn giới thiệu đến bạn 1 sản phẩm tinh dầu đang được các mẹ đánh giá là hiệu quả, an toàn.

Tinh dầu thảo dược Cửa Sổ Vàng

tinh dầu cửa sổ vàng

Bạn có thể tham khảo chi tiết sản phẩm tinh dầu Cửa Sổ Vàng TẠI ĐÂY

review sản phẩm tnh dầu cửa sôt vàng

Review của một mẹ khi sử dụng tinh dầu cửa sổ vàng. XEM TẤT CẢ REVIEW

Video Hướng dẫn xông thăng hoa tinh dầu cửa sổ vàng

5. Cách trị cảm cho bà bầu đơn giản với nước muối

cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản với nước muối

Sử dụng nước muối để súc miệng hay vệ sinh mũi cũng là phương pháp đơn giản để chữa cảm cúm cho bà bầu. Khi bị nghẹt mũi, mẹ bầu có thể cho vài giọt tinh dầu vào nước nóng sau đó sử dụng xông mũi trong vòng 15 phút.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng một số thức uống có vai trò trị cảm lạnh như: trà gừng với chanh, trà chanh với mật ong, trà hoa cúc,….Để tăng khả năng miễn dịch cũng như giúp cơ thể kháng lại các virus, mẹ bầu hãy bổ sung vitamin C mỗi ngày. Các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên bổ sung thêm nước, đặc biệt là nước ấm để mũi luôn thông thoáng.

6. Tắm nước ấm và xông hơi nhẹ khi bị bệnh cảm cúm

tắm nước ấm và xông hơi nhẹ khi bị bệnh cảm cúm

Mẹ bầu nên tắm nước ấm thay vì ngâm mình quá lâu trong bồn tắm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, mẹ có thể xông hơi để làm thông đường mũi và thư giãn cơ thể. Nước ấm làm thông thoáng đường thở đồng thời loại bỏ các chất nhầy.

Để xông hơi, mẹ bầu cần chuẩn bị chiếc chậu cỡ lớn sau đó cho nước sôi vào và đặt chậu lên bàn rồi dùm khăn trùm lên đầu úp mặt vào chậu nước. Tuy nhiên mẹ cần giữ khoảng cách nhất định để tránh bị bỏng nhé. Ngoài ra, mẹ có thể cho vào chậu nước một ít giọt tinh dầu từ thiên nhiên.

7. Thoa dầu tràm dưới mũi là cách trị cảm cúm khác cho mẹ bầu

Cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản với dầu tràm

Một số loại dầu có chứa tinh dầu bạc hà hoặc dầu tràm có vai trò sát khuẩn và làm thoáng đường thở vô cùng hữu hiệu. Từ xưa đến nay, ông bà ta cũng dùng các loại tinh dầu này để trị cảm cho trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

Với cách chữa cảm cúm cho bà bầu này, bạn chỉ cần thoa trực tiếp dầu lên lòng bàn chân hoặc thái dương. ngoài ra, có thể cho vào nước tắm hoặc nước xông. Nếu sử dụng dầu để thoa trực tiếp, mẹ bầu chỉ nên dùng với lượng nhỏ để không gây cảm giác khó chịu.

8. Ngủ đủ giấc, kê cao gối dưới đầu

ngủ đủ giấc kê cao gối dưới đầu

Để nhanh chóng hết cảm cúm, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi nằm xuống mẹ bầu sẽ gia tăng tình trạng nghẹt mũi. Do đó, tốt nhất khi ngủ mẹ cần kê cao gối. Điều này không chỉ mang lại sự thoải mái mà còn tránh nghẹt mũi, đờm không bị trào ngược từ đó có giấc ngủ ngon hơn.

9. Bổ sung “siêu thực phẩm” để chống lại bệnh cảm cúm

Bổ sung siêu thực phẩm để chống lại bệnh cảm cúm

Trong cuộc chiến trị cảm cúm cho mẹ bầu, bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng là yếu tố cần thiết và vô cùng quan trọng.

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Có vai trò tăng các chất chống oxy và sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ bầu nên ưu tiên các loại trái cây như: bưởi, cam, quýt,…hoặc ớt chuông.
  • Trong quả việt quất chứa lượng lớn aspirin tự nhiên. Nó có vai trò giảm đau, hạ sốt và giảm tình trạng viêm sưng.
  • Nam việt quất cũng là thực phẩm mẹ bầu cần ưu tiên vì nó chứa nhiều phenol – đây là chất chống oxy hóa tốt, ngăn ngừa vi khuẩn ở bàng quang, nước tiểu cũng như chống các tế bào gốc tự do.
  • Hành tây cũng là thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn để chữa cảm cúm. Theo các chuyên gia, hoạt chất phytochemical trong hành tây có vai trò làm giảm viêm nhiễm cũng như viêm phế quản.
  • Catechin có trong trà xanh, trà đen sẽ tăng đề kháng đồng thời giảm tiêu chảy, chữa cảm cúm hiệu quả.
  • Gừng được xem là “siêu thực phẩm” giúp chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Gừng sẽ làm ấm cơ thể, loại bỏ các virus, chất độc và tăng lưu thông máu cho mẹ bầu. Ngoài ra, nó cũng có vai trò giảm triệu chứng ợ nóng.

6 bát canh cực bổ máu ngừa cảm cúm cho mẹ bầu

Nếu đang mang bầu, chị em nên tham khảo các món canh bổ máu và ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả dưới đây:

1. Canh sườn non củ cải trắng

canh sườn non củ cải trắng ngừa cảm cúm cho mẹ bầu

Theo Đông y, củ cải tính bình, vị ngọt có vai trò trừ đờm, lưu thông hơi thở, lợi tiểu, giải độc, tiêu thũng. Do đó trẻ em hay mẹ bầu ăn canh củ cải trắng sẽ chữa được khản tiếng, viêm phế quản, chảy máu cam, ho nhiều đờm, đái tháo đường.

2. Canh bầu nấu nghêu

canh bầu nấu nghêu ngừa cảm cho mẹ bầu

Nghêu là thực phẩm chứa nhiều sắt do đó nó rất bổ máu, thích hợp cho trẻ em, bà bầu hay người bị ốm yếu. Ăn nghêu sẽ tăng hệ miễn dịch và giúp người bệnh nhanh khỏi ốm. Ngoài ra, nó còn rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa loãng xương và phòng chống bệnh tiểu đường.

3. Canh mướp nấu hẹ

canh mướp nấu hẹ ngừa cảm cúm cho mẹ bầu

Canh mướp là món ăn quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, nếu kết hợp canh mướp cùng lá hẹ bạn sẽ tạo ra món ăn cực kỳ bổ dưỡng. Nó có tác dụng trị cảm cúm, trị họ và hạ sốt. Đây cũng là bài thuốc hay mà các mẹ bầu có thể áp dụng.

4. Canh bí đao nấu gà rắc tiêu cay

canh bí đao nấu gà rắc tiêu cay ngừa cảm cúm cho mẹ bầu

Bí đao có tính mát do đó nó có thể chữa được nhiều bệnh như: ung thư họng, ho gà, nổi nhọt, hen suyễn,….Đặc biệt, nó cũng có hiệu quả trong việc phòng và điều trị các bệnh như: đái tháo đường, bệnh gan, phù tay chân khi mang bầu, các bệnh về đường hô hấp,….

Trong khi đó thị gà là món ăn bổ dưỡng, vị ngọt, ít chất béo no, giúp ngăn ngừa việc tích nước, bổ trung an thai. Canh bí đao nấu gà là món ăn lý tưởng mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

5. Canh nấm nấu gừng

canh nấm nấu gừng ngừa cảm cúm cho mẹ bầu

Đây cũng là món ăn bổ dưỡng mà mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn. Mẹ có thể mua loại nấm mình thích sau đó dùng nấu canh và bỏ thêm vài lát gừng. Nó không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn chữa trị cảm, giảm ho, ấm người.

6. Canh rau dền thịt nạc băm

canh rau dền thịt nạc băm ngừa cảm cúm cho mẹ bầu

Rau dền có tính hàn khi kết hợp cùng thịt nạc băm nó trở thành món ăn bổ dưỡng, thơm ngọt. Canh rau dền có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.

Các loại thuốc nên tránh khi mang thai

các loại thuốc nên tránh khi mang thai

Nhiều loại thuốc sẽ giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng cảm cúm nhưng lại ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Do đó, khi mang bầu mẹ cần tránh các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc giảm đau:naproxen (Aleve), ibuprofen (Motrin hoặc Advil) hoặc Aspirin. Khi sử dụng chúng có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
  • Các loại thuốc thông mũi: Mẹ bầu không nên dùng một số loại thuốc thông mũi như: DayQuil, Claritin-D, Sudafed. Một số loại thuốc có chứa phenylephrine và pseudoephedrine mẹ bầu có thể sử dụng nhưng cần phải có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Một số thuốc xịt mũi: Tuyệt đối không sử dụng thuốc xịt thông mũi không steroid có chứa oxymetazoline (Afrin) (trừ trường hợp được sự cho phép của bác sĩ). Ngoài ra, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu tránh sử dụng các loại thuốc này hoặc sử dụng với liều lượng hạn chế.
  • Biện pháp vi lượng đồng căn:Nếu không có sự đồng ý của bác sĩ mẹ bầu tuyệt đối không được dùng Echinacea hoặc các chất bổ sung khác (kẽm và vitamin C).

Tiêm phòng cúm có an toàn khi mang thai không?

tiêm phòng cúm có an toàn khi mang thai không

Tiêm vắc-xin cúm được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo những người đang mang thai hoặc đang mong muốn thụ thai không nên tiêm vắc-xin dạng xịt mũi cúm (LAIV).

Bên cạnh vai trò ngăn ngừa mẹ bầu khỏi cảm cúm trong thời kỳ mang thai thì vắc-xin cúm còn có nhiều lợi ích tích cực cho thai nhi. Khi được tiêm vắc-xin, các kháng thể sẽ truyền từ mẹ sang thai nhi. Do đó khi tiêm phòng trẻ sẽ được bảo vệ đến 6 tháng sau sinh.

Ngoài ra, phương pháp tiêm phòng cúm cũng được chứng minh về độ an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú.

Các biện pháp phòng bệnh cúm

Các biện pháp phòng bệnh cúm

Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ yếu hơn khi mang thai. Do đó mẹ bầu dễ bị nhiễm vi khuẩn cũng như các loại virus. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu cũng dễ bị biến chứng cúm hơn như: viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.

Tiêm vắc-xin cúm sẽ giúp mẹ bầu giảm biến chứng cũng như nguy cơ bị nhiễm trùng, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Khi mang thai, mẹ bầu cần cập nhật đầy đủ về lịch tiêm chủng.

Ngoài ra, mẹ cần thực hiện các hoạt động sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Ngủ đủ giấc
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với bạn bè hoặc những người bị bệnh
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao
  • Giảm stress, áp lực, căng thẳng

Để có thai kỳ phát triển khỏe mạnh, bên cạnh tiêm chủng đầy đủ thì trước khi mang thai từ 3 – 5 tháng, cả vợ và chồng cần tiến hành kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Người vợ nên:

  • Tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai, đặc biệt là ngăn ngừa rubella
  • Sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai bằng cách xét nghiệm gen
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoatránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi
  • Phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai(đặc biệt là chưa mang thai lần nào) cần phải kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng để tránh nguy cơ dị tật thai nhi, sinh non,…..

Người chồng nên:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện tinh trùng yếu, yếu sinh lý, teo tinh hoàn,…..
  • Các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là những căn bệnh nguy hiểm, không thể chữa trị.

Phụ nữ mang thai vô cùng nhạy cảm với các tác nhân gây cảm cúm. Bên cạnh đó, do sức đề kháng bị giảm nên mẹ bầu dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng. Do đó, trong tất cả các trường hợp, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ để có được những lời khuyên đúng nhất. Một số cách chữa cảm cúm cho bà bầu trên chỉ mang tính tham khảo. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bài viết của Quầy Thuốc Linh Sơn chỉ có tính chất tham khảo.

Để hoàn thành bài viết này chúng tôi có tham khảo từ:

  1. huggies.com.vn – Cách trị cảm cho bà bầu không cần dùng thuốc
  2. vinmec.com – Bị cúm khi đang mang thai: Điều trị thế nào?
  3. hellobacsi.com – Mẹo dân gian giúp trị cảm cúm cho bà bầu không cần dùng thuốc
  4. cuasovang.vn – Mách mẹ bầu cách chữa cảm cúm an toàn hiệu quả
  5. Fanpage Cửa sổ vàng – Nguyễn Duy Cương – 6 bát canh cực bổ máu, ngừa cảm cúm cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *