Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự hết trong một vài ngày nhưng nó mang đến sự khó chịu và cảm giác đau đớn, đặc biệt là khi ăn. Thay vì phải chờ cơn đau tự đi qua, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà để vết loét chóng lành.

Cùng xem bác sĩ Nguyễn Duy Cương nói về chủ đề: Nhiệt miệng – Đã đau lại còn hay tái đi phát lại – Vậy bản chất là gì?

? [Dr Cương Livestream] ? Chủ đề NHIỆT MIỆNG

Dr Cương đang #livestream chủ đề:"NHIỆT MIỆNG – Đã đau lai còn hay tái đi phát lại, …Vậy Bản chất là như thế nào???"Mời các bạn xem và chia sẻ để lan tỏa tri thức nhé!————————-? ? ? Dr.Cương sẽ có rất nhiều những phần quà dành tặng cho các bố mẹ đấy! Hãy click những đường link dưới đây để nhận những phần quà đó nhé! ???? Tặng Miễn Phí Cho 199 Người Đầu Tiên Nhanh Tay Nhất! Khóa học: BÍ QUYẾT NUÔI DẠY CON GIAI ĐOẠN CỬA SỔ VÀNG – TRỊ GIÁ 2.868.000đ ⏩ http://csv365.com/csvcb.ls? Tham gia vào Group NGAY để được tham dự "HỘI THẢO ONLINE: BIBO ENGLISH – Bí Quyết Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ Dưới 2 Tuổi" Từ Chuyên Gia, Bác sĩ Nguyễn Duy Cương. Hoàn toàn MIỄN PHÍ.⏩ Click: https://goo.gl/wxUq8j? Ebook "Nhân cách ở trẻ" để biết được con bạn thuộc nhóm tính cách nào và cách dạy con ở mỗi nhóm tính cách.➡️Link sách tại đây: https://goo.gl/9BoCpZ? Tham gia Group "PHỤC HỒI VÓC DÁNG SAU SINH CÙNG Dr CƯƠNG"Tại đây ➡: https://goo.gl/WX9TUc? Group CSV dành cho các bố mẹ ở nước ngoài➡️Click: https://goo.gl/DA9AvE——————————–✅Khóa học CỬA SỔ VÀNG CHUYÊN SÂU ONLINE Đặc biệt, xem chi tiết khóa học tại đây:➡️ http://csv365.com/csvcsht✅ ĐĂNG KÝ ĐẶT SẢN PHẨM CỬA SỔ VÀNG tại gian hàng SHOPEE➡️ https://shopee.vn/cuasovangndcDr Cương luôn yêu quý các bạn ❤️ Hotline: ‭02871062168‬Email: hotro.cuasovang@gmail.com#cuasovang, #nguyenduycuong, #cskhcsv

Người đăng: Cửa Sổ Vàng – Nguyễn Duy Cương vào Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

 

Thời gian đợi nhiệt miệng lành vô cùng khó chịu bởi khi nói chuyện hay ăn uống, vết thương lại đau nhói. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa nhiệt miệng tại nhà như: sử dụng baking soda, muối hay mật ong để vết loét chóng lành, giảm đau.

Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị phù hợp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Thế nào là nhiệt miệng?

nhiệt miệng là gì

Nhiệt miệng hay còn được gọi là loét áp – tơ, đây là một vết loét nhỏ, nông và phát triển tại các phần mô mềm trong môi hoặc má, trên nướu hoặc phía dưới lưỡi.

Vết nhiệt miệng thường có hình oval hoặc hình tròn và có màu vàng hoặc trắng ở giữa, xung quanh viền màu đỏ. Trước khi vết loét hình thành, miệng của bạn có thể  bị rát hoặc bị ngứa.

Khác với lở miệng hay mụn nước, nhiệt miệng không nằm ở bên ngoài và chúng không lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng bạn sẽ bị đau nhức đặc biệt là khi nói hoặc ăn.

Nguyên nhân bị nhiệt miệng

nguyên nhân bị nhiệt miệng

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số yếu tố có thể dẫn đến nhiệt miệng như:

  • Bạn vô tình cắn vào phía trong môi hoặc vào má.
  • Một số thực phẩm như: đồ chua, đồ ăn cay hoặc đồ ăn có chứa gluten,….đây là các thực phẩm gây tổn thương vùng miệng, dẫn đến nhiệt miệng.
  • Các tổn thương gây ra trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng quá mạnh,….
  • Lo âu, stress liên tục
  • Nội tiết tố thay đổi
  • Do vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori.
  • Thiếu sắt, kẽm, vitamin B, axit folic.

Ngoài ra, khi bạn mắc một số bệnh dưới đây cũng có thể dẫn tới nhiệt miệng:

  • Virus ức chế miễn dịch như AIDS hoặc
  • Bệnh Celiac – một loại rối loạn tự miễn dịch, có thể do hấp thụ gluten dẫn đến ruột non bị tổn thương hoặc do di truyền.
  • Một số vấn đề về viêm ruột, viêm loét đại tràng,….
  • Bệnh Behcet – căn bệnh tự miễn hiếm gặp do rối loạn tự viêm

19 bài thuốc tự nhiên chữa nhiệt miệng

Thông thường, khi bị nhiệt miệng, các vết loét nhỏ sẽ tự mất trong vòng 1 – 2 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, để đợi vết loét tự lành vô cùng khó chịu và phiền toái bởi chúng sẽ gây đau nhức, gây cản trở cho bạn.

Bên cạnh các loại thuốc trị nhiệt miệng, hiện nay còn có rất nhiều phương pháp tự nhiên để chữa nhiệt miệng. Dưới đây là một số ý tưởng hay để bạn sơ cứu chứng bệnh này.

1. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước muối

chữa nhiệt miệng bằng nước muối

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả, đơn giản nhất tại nhà là súc miệng bằng nước muối. Mặc dù nước muối sẽ khiến bạn cảm thấy rát một chút nhưng nó giúp vết loét nhanh khô. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Hòa tan 5g muối với 230ml nước ấm
  • Súc miệng bằng dung dịch trên trong vòng 30 giây rồi nhổ ra
  • Để các vết loét mau lành, bạn tiến hành súc miệng bằng nước muối nhiều lần, mỗi lần cách nhau vài giờ.

2. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng baking soda

cách chữa nhiệt miệng bằng banking soda

Baking soda cũng là một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Nó giúp cân bằng độ PH đồng thời giảm viêm, giúp vết loét mau lành. Với phương pháp này, bạn thực hiện như sau:

  • Hòa tan 5g baking soda với 230ml nước.
  • Súc miệng với dung dịch khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
  • Thực hiện súc miệng với baking soda vài giờ để mang lại hiệu quả.

3. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng dầu dừa

chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cực tốt, nó có thể chữa nhiệt miệng đồng thời ngăn ngừa nó lây lan. Bên cạnh đó, dầu dừa còn được xem là chất chống viêm và giúp vết thương bớt đau và sưng tấy.

Để chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa lượng nhỏ dầu lên miệng vết thương vài lần mỗi ngày đến khi vết thương lành hẳn.

4. Tự pha nước súc miệng

pha nước xúc miệng chữa nhiệt miệng

Bạn có thể tự tạo dung dịch nước súc miệng bằng cách pha 2 muỗng nước ép nha đam, 1 thìa cà phê bột baking soda và ½ ly nước ấm. Sau đó súc miệng trong vòng 10 giây. Lặp lại cho đến khi hết dung dịch. Mỗi ngày thực hiện một lần cho đến khi nhiệt miệng khỏi hoàn toàn.

Cách chữa nhiệt miệng này vô cùng đơn giản nhưng lại hiệu quả, giúp bạn giảm đau, giảm sưng và giảm viêm.

5. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng trà cúc La Mã

chữa nhiệt miệng bằng trà cúc la mã

Một trong những phương thuốc tự nhiên để chữa nhiệt miệng là sử dụng Cúc La Mã. Loại hoa này chứa hợp chất sát trùng và chống viêm, giúp bạn giảm đau nhanh chóng. Bạn sử dụng một túi trà hoa cúc sau đó đắp lên miệng vết thương rồi để trong vài phút để vết thương được dịu lại. Ngoài ra, ban có thể pha trà hoa cúc và dùng nó để súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần.

6. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng oxy già

chữa nhiệt miệng bằng oxy già

Oxy già có tác dụng giảm vi khuẩn đồng thời làm sạch vết loét từ đó giúp nhiệt miệng nhanh khỏi hơn. Phương thức thực hiện khá đơn giản:

  • Pha loãng dung dịch oxy già 3% với lượng nước phù hợp
  • Sử dụng bông gòn hoặc tăm bông để thấm dung dịch
  • Thoa dung dịch lên miệng vết loét mỗi ngày 2 – 3 lần.

Ngoài ra, bạn có thể pha loãng oxy già để súc miệng trong vòng 1 phút sau đó làm sạch miệng lại với nước.

7. Chữa bị nhiệt miệng thần tốc bằng mật ong

chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Quintessence International, sử dụng mật ong là cách chữa nhiệt miệng hiệu quả và an toàn nhất.

Với phương pháp này, bạn chỉ cần ngậm trực tiếp mật ong trong miệng hoặc sử dụng bông gòn thấm mật ong sau đó bôi trực tiếp lên vùng nhiệt miệng sau mỗi bữa ăn.

Sau khoảng 3 ngày, bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần, vết loét được thu nhỏ lại. Mỗi ngày thoa mật ong lên vết loét khoảng 4 lần. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên chọn mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý.

8. Chè túi lọc

cách chữa nhiệt miệng bằng chè túi lọc

Nếu bạn có thói quen uống trà túi lọc thì sau khi uống hãy giữ lại túi chè. Bạn có thể đắp túi lọc ướt lên vị trí bị nhiệt miệng để chống viêm và giảm đau.Chất ta lanh trong trong chè giúp phục hồi vết loét và chữa nhiệt miệng nhanh chóng.

9. Mật ong và nghệ

cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong và nghệ

Mật ong và nghệ là sự kết hợp hoàn hảo để chữa nhiệt miệng tại nhà. Nghệ có tính kháng viêm trong khi đó mật ong có khả năng kháng khuẩn. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này, nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được loại bỏ.

Bạn chỉ cần trộn 1 thìa bột nghệ với 2 thìa mật ong sau đó bôi hỗn hợp trực tiếp lên vết loét, thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

10. Nước ép rau ngót

cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót

Rau ngót cũng là nguyên liệu giúp bạn chữa nhiệt miệng hiệu quả và an toàn. Với phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá rau ngót, rửa sạch sau đó giã nát và lấy nước. Bạn trộn thêm 1 thìa mật ong vào nước rau ngót sau đó bôi trực tiếp lên vết bị nhiệt miệng.

11. Cỏ nhọ nồi

cách chữa nhiệt miệng bằng cỏ nhọ nồi

Cách chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà được nhiều người áp dụng hiện nay là sử dụng cỏ nhọ nồi. Bạn rửa sạch 1 nắm lá nhọ rồi rồi giã lấy nước, hòa cùng 1 thìa mật ong sau đó dùng bông gòn thấm dung dịch và bôi trực tiếp vào vết nhiệt. Sau khoảng 2 – 3 ngày, vết nhiệt sẽ đỡ đau rát và biến mất.

12. Nước khế chua

chữa nhiệt miệng bằng khế chua

Khế chua là loại quả quen thuộc đồng thời là nguyên liệu chế biến các món ăn. Bên cạnh đó, nó cũng là bài thuốc quý điều trị lở loét, viêm họng hay nhiệt miệng.

Với phương pháp này, bạn cần dùng 2 – 3 quả khế chua sau đó giã nát, đun sôi với lượng nước vừa phải. Sau đó để nguội và sử dụng ngậm hàng ngày. Kiên trì thực hiện trong vài ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

13. Tinh bột sắn trị nhiệt miệng như thế nào?

chữa nhiệt miệng bằng tinh bột sắn

Chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc với các công dụng thanh nhiệt, làm mát hay giải độc cơ thể của tinh bột sắn. Ngoài ra, cũng theo các chuyên gia, tinh bột sắn dây còn khả năng hạn chế các nguy cơ do gan nóng gây ra như: mụn nhọt, lở miệng, nhiệt miệng,…

Những người bị nhiệt miệng nên sử dụng bột sắn dây hàng ngày. Bạn có thể pha với nước để uống, từ đó trị tận gốc các nguyên nhân gây nóng trong người, nhiệt miệng,…….

14. Nước hạt rau mùi

nước hạt rau mùi giúp chữa nhiệt miệng

Với cách chữa nhiệt miệng bằng nước hạt rau mùi, bạn cần ngâm 1 thìa hạt rau mùi với 1 cốc nước đun sôi sau đó dùng nước này để súc miệng. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần để chữa hôi miệng, diệt trừ các vi khuẩn và giúp nhiệt miệng chóng lành.

15. Chườm lạnh

cách chữa nhiệt miệng bằng cách ngâm đá lạnh

Để giảm viêm và làm dịu vết nhiệt miệng, bạn có thể ngậm một viên đá lạnh. Đá lạnh sẽ làm chậm lượng máu đến vết viêm loét từ đó giảm sưng và đau hiệu quả.

16. Giấm táo

chữa nhiệt miệng bằng giấm táo

Để chữa nhiệt miệng bằng giấm táo, bạn pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ bằng nhau. Sử dụng dung dịch vừa pha để súc miệng hàng ngày.

Trong giấm táo có chứa axit acetic do đó nó sẽ diệt vi khuẩn và tăng các lợi khuẩn. Giấm táo cũng được xem như một chất kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.

17. DGL – Deglycyrrhizinated (hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo)

Khi bị nhiệt miệng, nếu súc miệng 4 lần mỗi ngày bằng dung dịch DGL với nước ấm bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có tới 76% bệnh nhân cải thiện được 55 – 75% vết loét trong 1 ngày bằng dung dịch DGL và nhiệt miệng biến mất chỉ trong 3 ngày.

Với phương pháp này, bạn pha  ¼ cốc nước với ½ thìa cà phê DGL, sau đó sử dụng dung dịch này để súc miệng. Mỗi ngày 4 lần để giảm các cơn đau. Ngoài ra, để mang lại hiệu quả tốt hơn, bạn có thể bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được mỗi ngày 2 – 3 lần.

18. Sữa chua

cách chữa nhiệt miệng bằng cách mỗi ngày ăn 1 hộp sữa chua

Để chữa khỏi nhiệt miệng, mỗi ngày bạn có thể ăn 1 hộp sữa chua. Các lợi khuẩn có trong thực phẩm này sẽ chữa lành vết nhiệt đồng thời giảm đau hiệu quả.

19. Chè (trà đen)

chữa nhiệt miệng bằng chè trà đen

Khi uống chè, bạn có thể giữ lại các túi chè lọc bởi trong trường hợp bạn bị nhiệt miệng, các túi chè này sẽ phát huy hiệu quả vô cùng tốt. Trong chè có chứa chất tannin do đó nó có khả năng giảm viêm và đau. Việc của bạn là đắp túi chè ướt vào vết nhiệt miệng.

Một số lưu ý để phòng tránh nhiệt miệng

thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin c phòng tránh nhiệt miệng

Mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước lọc. Đây là cách phòng tránh nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Tránh ăn các thực phẩm có tính háo nước bởi chúng sẽ hút nước của cơ thể từ đó khiến cơ thể bị thiếu hụt nước, thân nhiệt tăng và dẫn đến nhiệt miệng.

Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin C và các loại trái cây chứa nhiều chất xơ như: cam, đu đủ, dâu tây, ổi, kiwi,….. Không chỉ có vai trò làm đẹp da mà nó còn thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Ngoài ra, cần hạn chế ăn vải hay nhãn bởi đây là loại trái cây gây nóng trong người.

Bổ sung các loại Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 để chữa và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Mỗi ngày cần cung cấp 1mg vitamin B12 và sử dụng 2 ngày 1 lần, liên tục trong 6 tháng.

Không sử dụng nước súc miệng hay kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate – đây là chất tạo bọt gây nhiệt miệng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ sẽ làm gia tăng nhiệt miệng.

Ngoài ra, để tránh nhiệt miệng, bạn không nên ăn đồ rán hoặc nướng, tránh các đồ ăn chua hoặc cay nóng.

Khi nào cần gặp nha sĩ ?

Trong trường hợp bạn bị nhiệt miệng kèm các triệu chứng như: nhức đầu, tiêu chảy, sốt,…hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám. Nếu vết loét miệng lớn hơn bình thường, kéo dài từ hai tuần trở lên và tiết dịch nhiều thì tốt nhất bạn cần đi khám để được điều trị.

Hi vọng những chia sẻ về nhiệt miệng và cách chữa nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn loại bỏ nhiệt miệng trong cuộc sống hàng ngày. Quầy thuốc Linh Sơn xin chúc các bạn luôn khỏe mạnh trong cuộc sống!

Các bài viết của Quầy Thuốc Linh Sơn chỉ có tính chất tham khảo.

Để hoàn thành bài viết này chúng tôi có tham khảo từ:

  1. hellobacsi.com – 7 cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn
  2. suckhoedoisong.vn – 12 cách chữa căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét
  3. pasteur.com.vn – Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
  4. Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Đức Tâm – 9 Cách đơn giản để tự chữa nhiệt miệng tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *