Trong thời gian cho con bú, máy hút sữa được xem là “trợ thủ đắc lực” và hữu ích của các bà mẹ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng cần sử dụng công cụ này để hút sữa cho con bú. Nhiều chị em vẫn muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và để bé bú tự nhiên mà không cần sử dụng công cụ hỗ trợ. Vậy, có nên dùng máy hút sữa và dùng trong trường hợp nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Quầy thuốc Linh Sơn để được giải đáp!

[Quan trọng] Mình đã nghe video ở bên dưới và viết lại theo lời của chuyên gia, bác sĩ Nguyễn Duy Cương (bắt đầu từ phút 12’30)

Em bé lớn lên từ vật chất của bầu sữa mẹ, kháng thể từ bầu sữa mẹ. Và cũng có một vài mẹ bàn nhau về cái chụp vắt sữa để vào tủ lạnh. Người này nói tốt, người kia nói là không tốt, người này nói là nó cũng vẫn tốt vì bầu sữa nó như cái giếng, tát cạn rút hết đi thì nó lại đầy và tôi biết ngay là những mẹ này chưa học.

Cái núm vú của các thím có cái quầng đen và rất nhiều bạn thấy nó xấu quá, ngày xưa nó chúm chím bây giờ nó quầng to ra thế này, nó đen ngầu ra, đen thâm bầm thế là muốn đi bác sĩ cắt nó đi để cho nó đẹp. Đàn ông không râu bất nghì, đàn bà không vú thì lấy gì nuôi con. Đàn ông không râu bất nghì tức là đàn ông không râu thì bất nghĩa (nghì là nghĩa). Đàn bà không vú thì lấy gì nuôi con.

Và cái vú, cái quầng đen ấy là miệng em bé nó sẽ ngậm, có lúc nó chụp cả vào cái quầng đen đấy, và cái môi nó, các cái gai lưỡi nó, các vị giác đó nó sẽ bám vào cái quầng đó, và cái bộ cảm biến ở cái quầng đen đó nó sẽ cảm biến là em bé đang sốt, em bé thiếu nước, em bé cần đạm, em bé cần kháng thể ái toan hay là cần bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân, hay là cần tăng protein hay cần làm loãng ra làm tăng lượng nước thì nó sẽ kích thích cái núm vú ấy của mẹ và trong khi người mẹ bình yên, tương tác với con thì em bé nịnh nọt để người mẹ gầy còm, ốm yếu, tóc rụng mà vẫn chiết đủ chất vào đây cho con và CHẤT THEO Ý CỦA NÓ.

Vì nó đang thiếu chất gì, nó đang cần chất gì, thì nó sẽ kích thích cái cơ thể mẹ tiết cái chất đó cho nó. Thế vậy thì các em úp một cái chụp cao su vào đây để hút sữa, cái áp suất âm nó hút ra thôi, nhưng mà cái chụp đó nó không thay được cái núm miệng của em bé. Nên là nó cũng tốt khi bị tắc sữa, nó cũng tốt khi mà trước khi đi làm mình vắt sữa ở nhà để cho con mình khỏi phải ăn bằng sữa công thức hay sữa bò, sữa bột, thì sữa mẹ vẫn tốt hơn nhưng mà nếu cứ tin tưởng vào cái máy đấy và suốt ngày vắt thì có nghĩa là MẤT TƯƠNG TÁC MẸ CON.

Cái mồm này, cái miệng, cái lưỡi em bé, cái độ Ph nước bọt, độ axit, kháng thể trong nước bọt nó tác động vào cái đầu núm vú đen này, cái quầng đen này để nó kích thích mẹ nó tiết ra những cái chất hợp với nó ở cái giai đoạn ấy, hợp với nó ở giai đoạn ở thời tiết nóng, lạnh, hợp với nó trong giai đoạn mà nó đang bị nhiễm trùng, hay nó cần kháng thể, hay đơn giản cần là độ toan kiềm hay độ đặc loãng của sữa. Lấy cái máy chụp chụp thì lấy đâu ra.

TÓM LẠI: Khi em bé ngậm ti mẹ, có lúc em bé ngậm cả cái quầng đen và lúc này cái môi, cái lưỡi, độ PH, độ Axit, độ kháng thể trong nước bọt của em bé sẽ bám vào cái quầng đen đó, và cái quầng đen này có tác dụng giống như một bộ cảm biến biết được là em bé đang thiếu nước hay em bé cần đạm, cần kháng thể ái toan, hay là cần bạch cầu đơn nhân, bậc cầu đa nhân, … thì nó sẽ kích thích cái núm vú ấy của mẹ CHIẾT ĐỦ CHẤT PHÙ HỢP VỚI ĐỘ TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA CON LÚC ĐÓ. CÁI CHỤP VẮT SỮA THÌ KHÔNG LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ.

Sữa mẹ cực kỳ quan trọng. Cho dù có nhắc đi nhắc lại như thế nào cũng không đủ để giải thích rằng sữa mẹ quan trọng đến nhường nào với bé. Hầu như không có việc gì bạn làm trong cả cuộc đời tác động sâu sắc về cả tinh thần và thể chất lên con như việc cho con bú.

Sữa mẹ là thức ăn không thể thiếu của trẻ

Không có một loại sữa công thức nào có thể sánh với sữa do chính cơ thể mẹ tạo ra. Dòng sữa của bạn đã có tất cả các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng mà con cần, bao gồm cả rất nhiều chất mà cho đến bây giờ, khoa học vẫn chưa thể đặt tên. Và sữa mẹ còn liên tục thay đổi theo từng cữ bú, từng ngày, từng năm để đáp ứng những thay đổi nhỏ theo nhu cầu của con nữa.

Sữa trưởng thành – Cho con sự phát triển toàn diện

Khi bé bú, các cơ ở hàm được vận động và mát xa để giúp xương hàm và xương trên khuôn mặt phát triển đúng và toàn diện. Hàm của các em bé bú bình thường nhỏ hơn ( các em bé này sẽ có nguy cơ bị răng khấp khểnh cao hơn khi lớn) và có vòm miệng cao hơn, gây cản trở việc hô hấp qua mũi. Trẻ sử dụng núm vú thường xuyên thay vì bú mẹ có nguy cơ cao hơn phải cần đến trị liệu ngôn ngữ sau này. Ngáy và các vấn đề về hô hấp cũng là một vấn đề khá phổ biến ở các em bé này.

Bé tự thiết kế bữa ăn riêng của mình?

Nếu bé khát, bé sẽ bú cữ ngắn hơn để có được dòng sữa ít béo. Vẫn khát? Bé sẽ muốn đổi bên và thỏa mãn cơn khát ở bên còn lại.

Cực kì đói? Bé sẽ bú lâu ở bên đầu tiên hoặc bú thật nhiệt tình để có những giọt sữa với hàm lượng calorie và chất béo cao hơn.

Đang trong giai đoạn lớn nhảy vọt (growth spurt)? Nếu bé bú nhiều hơn bình thường, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều sữa hơn cho bé trong lần bú tiếp theo. Nếu bé bú ít hơn? Cơ thể sẽ tự giảm lượng sữa. Nếu bé bắt đầu bước vào giai đoạn tập đi? Bầu sữa sẽ chứa nhiều kháng thể hơn để bảo vệ bé.

Bé vừa gặm tay cầm xe đẩy hàng chứa đầy vi khuẩn? Bé sẽ truyền đạt điều này tới bầu sữa, và bầu sữa sẽ tiết ra các kháng thể đặc biệt dành riêng để giúp bé chống lại các vi khuẩn này.

Nói một cách khác, bầu sữa của mẹ chính là Trung tâm chăm sóc sức khỏe bậc nhất cho bé, và hoàn toàn miễn phí.

Những lợi ích cho sức khỏe và cơ thể của mẹ (Các mẹ đã từng nghĩ đến điều này chưa?)

Cho con bú khiến nhiều (không phải tất cả) phụ nữ giảm cân nhanh chóng. Phụ nữ thường tăng cân nhiều trong quá trình mang thai, bởi thiên nhiên đã chuẩn bị cơ thể người mẹ cho quá trình cho con bú. Và theo tự nhiên, lượng cân thừa sẽ biến mất trước khi bé bắt đầu ăn thức ăn đơn.

Phụ nữ không cho con bú có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa- một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh tim mạch hoặc bệnh tiểu đường. Đây là lý do tại sao bạn thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim thấp hơn đáng kể ở những phụ nữ lớn tuổi từng cho con bú ít nhất 12 tháng.

Cho con bú cũng là một tấm vé an toàn tránh các bệnh ung thư vú, tử cung và cổ tử cung. Bạn càng cho con bú trong thời gian dài, thì tấm vé này càng hiệu quả, và bạn sẽ khó mắc các căn bệnh trên hơn. Các bệnh loãng và gãy xương cũng phổ biến hơn ở những phụ nữ không cho con bú.

Huyết áp của những mẹ cho con ăn sữa ngoài thường cao hơn. Trong những năm tiếp theo, họ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh rối loạn hệ miễn dịch (Hệ miễn dịch trong cơ thể con người có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Lúc đó hệ miễn dịch lại xem chính các tế bào nào đó của cơ thể là các kháng nguyên lạ nên quay ra tấn công chúng.) ví dụ như viêm khớp dạng thấp.

Nguồn: Dr Cương & cộng sự tại châu Âu

Hội cha mẹ Cửa Sổ Vàng

Cửa Sổ Vàng – Nguyễn Duy Cương

Nguồn bài viết: https://www.facebook.com/thoikycuasovang/posts/2885973238119294

Mẹ nên dùng máy hút sữa trong các trường hợp nào?

mẹ nên dùng máy hút sữa trong các trường hợp nào

  • Bạn không có sữa vì chưa có con nhưng lại muốn xin con nuôi. Hoặc con lười bú, bỏ bú nên bị mất sữa và muốn kích nhiều sữa trở lại để nuôi con.
  • Khi bé không chịu bú mẹ.
  • Mẹ bỉm sinh đôi hoặc sinh ba và mệt mỏi với việc phải cho các con bú trực tiếp.
  • Khi mẹ phải đi làm hoặc có việc đi ra ngoài nên phải hút sữa để ở nhà cho con uống bằng bình.
  • Mẹ bỉm quá nhiều sữa và phải hút bớt để tránh căng tức bầu ngực.

Mẹ nên quyết định mua máy hút sữa vào thời điểm nào?

mẹ nên quyết định mua máy htus sữa vào thời điểm nào

Máy hút sữa khá tiện dụng do đó nhiều bà mẹ có xu hướng “lạm dụng” thiết bị này để hút sữa trong khi mình có dư thời gian để cho con bú. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên sử dụng máy hút sữa quá nhiều, tốt nhất nên để bé bú tự nhiên. Điều này có lợi cho cả mẹ và bé.

Do đó, khi chưa sinh mẹ không nhất thiết phải sắm máy hút sữa trước. Có thể đợi đến khi sinh em bé, lúc đấy mẹ xem xét tình hình thực tế và đánh giá liệu mình có thật sự cần máy hút sữa hay không rồi mới quyết định.

Khi nào mẹ không nhất thiết phải sử dụng máy hút sữa?

khi nào mẹ không nhất thiết phải sử dụng máy hút sữa

Khi mẹ có nhiều thời gian và thường xuyên ở bên cạnh bé thì không nên sử dụng máy hút sữa. Ngoài ra, trong các trường hợp dưới đây, máy hút sữa cũng trở nên không cần thiết.

1. Khi ngực căng tức

Máy hút sữa sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề căng tức ngực khi sữa về – Điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, mẹ có cần phải sử dụng máy hút sữa không? Câu trả lời là “không nhất thiết” bởi khi cho bé bú thường xuyên, các cơn đau tức ngực hay cương sữa sẽ được giảm tối đa.

Mẹ cũng lưu ý rằng, khi bị căng tức các cơ ở vú sẽ rất dễ bị tổn thương. Do đó, nếu sử dụng máy hút thì mẹ không nên để lực hút quá mạnh hoặc hút quá lâu. Ngoài ra, để tránh tổn thương vú, mẹ có thể vắt sữa bằng tay thay cho máy hút. Phương pháp này vừa an toàn lại hiệu quả.

2. Khi mẹ bị ốm

Theo các bác sĩ, khi bị ốm thông thường, mẹ vẫn có thể cho bé bú. Thậm chí, ngay cả khi phẫu thuật, sau khi bị gây mê mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Để đảm bảo an toàn hơn, trong trường hợp bị ốm, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chắc chắn.

3. Khi mẹ phải dùng thuốc

Thông thường, rất hiếm khi xảy ra trường hợp mẹ phải dùng thuốc chống chỉ định cho người đang cho con bú do không có thuốc khác để thay thế. Tuy nhiên, nếu lỡ rơi vào tình huống này, mẹ có thể hoãn sử dụng thuốc để chuẩn bị và vắt sữa cho con bú.

Có nên dùng chung máy hút sữa với người khác

có nên dùng chung máy hút sữa với người khác

Các chuyên gia ý tế cũng khuyến cáo rằng, mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG CHUNG MÁY HÚT SỮA với người khác. Điều này giúp mẹ hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn cho nguồn sữa của bé đồng thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Việc dùng chung máy hút sữa giữa các bà mẹ sẽ dẫn đến nguy cơ nhất định nếu máy không được vệ sinh và tiệt khuẩn đúng cách. Những nguy cơ này bao gồm cả việc lây các bệnh truyền nhiễm (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA)).

Bên cạnh đó, FDA cũng tin rằng việc khử trùng và làm sạch máy hút sữa đòi hỏi phải loại bỏ hết các dịch lỏng xâm nhập vào hệ thống hút của máy. Nếu việc khử trùng không đảm bảo an toàn và không được thực hiện đúng cách thì FDA khuyến cáo các bà mẹ không sử dụng các loại máy hút sữa.

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên với bất cứ loại sữa mẹ nào cũng cần được thanh trùng trước khi cho con bú. Kể cả là sữa do mẹ khác tặng hoặc sữa từ ngân hàng sữa mẹ. Điều này giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Trong suốt thời kỳ mang bầu, cơ thể bé được miễn dịch an toàn với các virus có trong cơ thể mẹ. Tuy nhiên, nếu các bà mẹ khác mang virus mà bạn không có, nó sẽ truyền vào cơ thể bé thông qua sữa và khiến bé bị ốm.

Các virus nguy hiểm có thể lây qua đường sữa mẹ bao gồm HIV và cytomegalovirus (CMV). Đa số các bà mẹ bị nhiễm CMV đều không biết là mình đang mang virus này.

Mời bạn tham khảo thêm một bài viết dành cho những bạn đang GẶP KHÓ KHĂN trong quá trình NUÔI CON SỮA MẸ. Nếu bạn đang vui vẻ với việc nuôi con của mình thì bạn có thể bỏ qua không cần đọc tiếp.

ĐỪNG LẠM DỤNG việc HÚT SỮA (khi chưa thật sự hiểu về sữa mẹ)

Bài viết này dành cho những bạn đang GẶP KHÓ KHĂN trong quá trình NUÔI CON SỮA MẸ. Nếu bạn đang vui vẻ với việc nuôi con của mình thì bạn có thể bỏ qua không cần đọc tiếp.

Bài viết nhằm nhắc nhở bạn không nên lạm dụng máy hút sữa, ĐẶC BIỆT là những bạn SẮP SINH hoặc MỚI SINH khi chưa hiểu rõ về sữa mẹ.

Cái gì cũng có hai mặt, MÁY HÚT SỮA LÀ MỘT PHÁT MINH VĨ ĐẠI và sẽ RẤT HỮU DỤNG NẾU BIẾT DÙNG ĐÚNG CÁCH, nhưng nếu lạm dụng sẽ dẫn tới những hậu quả không đáng có. Khi hiểu rõ rồi thì bạn sẽ biết cách kết hợp làm sao cho tốt nhất.

Sau những bài chia sẻ về cách hút sữa hiệu quả, giờ mẹ PM cảm thấy sai lầm và có lỗi quá. Vì dường như nó làm tăng áp lực và ám ảnh về việc thiếu sữa của các mẹ mới sinh hay sao ấy. Sau sinh, thay vì ôm con cho bú thì các bạn ấy lại ôm cái máy hút sữa chỉ vì lo thiếu sữa, ahuhu…

Các bạn phải hiểu là:

1. Muốn nuôi con sữa mẹ, KHÔNG NHẤT THIẾT phải có bóng dáng của cái máy hút sữa.

2. CON LÀ CÁI MÁY HÚT SỮA NHANH NHẤT VÀ HIỆU QUẢ NHẤT. Không có cái máy hút sữa nào có thể so sánh được với khả năng hút sữa của con. Vì thế, nếu muốn kích sữa thì cứ ôm con cho bú thật nhiều nhé.

3. CHỈ HÚT SỮA trong các trường hợp sau:

  • Khi bạn không có sữa (vì chưa có con) mà muốn xin con nuôi hoặc bạn bị giảm sữa/mất sữa (vì con lười bú/bỏ bú từ lâu) nên muốn kích cho nhiều sữa trở lại để nuôi con.
  • Khi con không chịu bú mẹ.
  • Khi bạn sinh nhiều hơn 1 con (sinh đôi hoặc sinh ba) và mệt mỏi với việc cho các con bú trực tiếp.
  • Khi mẹ có việc cần ra ngoài, hay chuẩn bị đi làm lại, nên phải hút sữa để ở nhà cho con uống bằng bình vì không cho con ti được trực tiếp.
  • Khi mẹ quá nhiều sữa. Trường hợp này chỉ nên hút cho bớt căng, không nên hút kiệt vì càng hút kiệt sữa sẽ càng nhiều. Nếu bạn không nằm trong các trường hợp này thì hãy quên cái máy hút sữa đi. Vì sao thì xem lại điều 1 và 2 ở trên.

4. Sữa mẹ hút ra sau khi trữ đông và hâm nóng không còn giữ được nguyên vẹn lượng kháng thể như sữa mẹ bú trực tiếp. Đặc biệt những khi con ốm thì sữa mẹ hút ra không thể đáp ứng đúng loại kháng thể mà con cần ngay lúc đó, điều này chỉ duy nhất bú mẹ trực tiếp mới làm được.

5. Con mới sinh mà không chịu bú mẹ thì nên xem lại CÁCH CHO BÚ (tư thế bú) và CÁCH CON NGẬM TI MẸ. Nếu 1 trong 2 cái này sai hoặc không thoải mái thì con sẽ khó chịu, không ti được nên cáu gắt. Vì thế nếu muốn nuôi con sữa mẹ lâu dài, PHẢI SỬA LẠI CHO ĐÚNG.

6. SỮA MẸ SẢN XUẤT THEO NHU CẦU. Nghĩa là cần nhiều thì có nhiều, cần ít thì cơ thể sẽ sản xuất ít. Chỉ khi nào con ngừng bú VÀ mẹ ngừng hút (nghĩa là không có nhu cầu sản xuất sữa nữa) thì mới dần mất sữa thôi.

Nhiều bạn còn lo kiểu “Giờ em ĐỦ SỮA cho con nhưng sợ sau này nhu cầu con nhiều hơn thì không đủ nên em PHẢI KÍCH ĐỂ NHIỀU SỮA hơn”. Ô hay, đã bảo sữa sản xuất theo nhu cầu rồi mà.

Sao cứ thích lo nghĩ nhiều thế nhỉ? Rồi hút nhiều quá, càng hút càng nhiều, mà không hút thì căng tức ám ảnh. Thế là sữa trữ đông đầy tủ, con ăn không hết lại bỏ đi, có phải là vừa tiếc công, vừa phí của không?

Sự thật là đã có những trường hợp bỏ đi cả chục lít sữa trữ đông chỉ vì không dùng tới và quá hạn sử dụng. Trong khi bao nhiêu người đang mong có sữa mà không được đấy! Ham nhiều mà làm gì? Nhiều sữa quá cũng không phải là tốt đâu nha!

Lại còn “Em muốn hút sữa ĐỂ DÀNH cho bé khi em đi làm lại”. Hỏi ra thì “Bé mới được 1 tháng thôi ạ. 4 tháng em phải đi làm lại”. Trời ơi là trờiiiiii, chừng nào chuẩn bị đi làm thì chừng đó hút.

Hút sớm để cho nó hỏng đi à?! Rảnh quá thì ngủ đi, ăn chơi đi, hưởng thụ đi. Sao nhàn hạ không muốn lại cứ muốn vẽ việc ra để làm thế là như nào?

Rồi nhiều bạn lại nói “Em MỚI SINH NÊN SỮA ÍT, vắt chỉ được 5-10ml. Con đói khóc phải cho ăn thêm sữa ngoài. Vì trộm vía, mỗi cữ bé ăn phải 30-60ml mới no.”

Nếu biết rằng ngày đầu sữa mẹ chỉ có vài giọt, chẳng đủ tráng bình thì mẹ sẽ không stress vì nghĩ mình ít sữa đâu. Nếu biết rằng dạ dày bé mới sinh ngày đầu cũng chỉ chứa khoảng 5-7ml, nghĩa là vừa đủ với lượng sữa mẹ sản xuất ra, thì bạn sẽ chẳng còn thấy tự hào vì con ăn được nhiều gấp mấy lần dung tích dạ dày thế kia nữa đâu.

Cảm giác này mẹ PM hiểu rõ lắm, vì khi sinh Pony cũng y như vậy. Lúc đầu thì vui mừng vì thấy con ăn ngày một nhiều, xong rồi lại xót xa nhìn con ăn rồi trớ ra hết (vì bị cho ăn nhiều quá mà), và sau cùng là hối hận vô cùng vì không chịu tìm hiểu kiến thức để hậu quả là con phải gánh chịu.

Đến tận bây giờ mẹ PM vẫn luôn ước gì có ai đó nói với mình những điều này từ trước khi sinh Pony. Lẽ ra chỉ cần ôm con cho bú thôi thì đâu sẽ vào đấy, con cần bao nhiêu mẹ đáp ứng bấy nhiêu, hoàn hảo đến từng mililit.

Lại có những bạn, con mới hơn 1 tháng, bú mẹ mãi không dứt, quấy khóc, ngủ không ngon… Bà và mẹ thấy thế nghĩ rằng mẹ ít sữa, con đói, nên cho con ăn thêm sữa ngoài, thậm chí là ăn bột (?!) để con no và ngủ sâu hơn. Nhưng nếu biết rằng bé nào cũng sẽ có những giai đoạn như thế. Đó là một mốc phát triển mạnh mẽ (growth spurt), báo hiệu rằng con đang lớn hơn và cần ăn nhiều hơn.

Lúc này so với nhu cầu của con thì đúng là mẹ ít sữa thật, nhưng chỉ là TẠM THỜI thôi. Và điều mẹ cần làm là cho con bú nhiều lần hơn, lâu hơn để báo hiệu cho cơ thể mẹ biết mà sản xuất sữa nhiều hơn ở những lần sau. Thì chỉ sau vài ngày, sữa mẹ sẽ lại đáp ứng đủ nhu cầu của con.

Nếu cứ nghĩ rằng ít sữa và không cho con bú mà thay bằng thứ khác (sữa ngoài/bột) thì sữa mẹ sẽ luôn thiếu vì cơ thể mẹ không được kích thích để báo hiệu mà sản xuất thêm. Đó là còn chưa kể hệ lụy của việc cho con ăn dặm sớm nguy hiểm cỡ nào. Và hãy nhớ rằng không phải cứ con khóc, hay ngủ không sâu… là vì con đói đâu nha.

Tóm lại là, BẦN CÙNG BẤT ĐẮC DĨ lắm, không cho con bú được trực tiếp thì mới phải tìm đến cái máy hút sữa nhé. NUÔI CON SỮA MẸ cứ tưởng là một việc hết sức tự nhiên và dễ dàng, mà hình như lại không hề đơn giản với nhiều người. Nhưng chỉ cần bạn “BÌNH TĨNH và ÔM CON CHO BÚ” thì sẽ chẳng có khó khăn gì ngăn cản bạn được đâu.

Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

Mặt trái đáng sợ khi lạm dụng việc hút sữa

Nguồn: https://www.facebook.com/thoikycuasovang/posts/3045580365491913

Bài viết này của chúng tôi không nhằm mục đích bài trừ máy hút sữa. Nó vẫn là “công cụ đắc lực” để hỗ trợ mẹ trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng.

Hi vọng qua bài viết của Quầy thuốc Linh Sơn, các mẹ sẽ có thêm được thông tin cho việc quyết định mua máy hút sữa cho mình hay không nhé ^^

Hãy tiếp tục cho bé bú mẹ nhé!

❤ ĐÔI LÀN MÔI CON ❤
❤ NGHIÊNG VỀ VÚ MẸ ❤
❤ NHƯ CÂY LÚA NHỎ ❤
❤ NGHIÊNG VỀ PHÙ SA ❤
❤ NHƯ HƯƠNG HOA THƠM ❤
❤ NGHIÊNG VỀ NGỌN GIÓ ❤
❤ ĐÔI LÀN MÔI CON ❤
❤ NGẬM BẦU VÚ MẸ ❤
❤ NHƯ BÚP HOA HUỆ ❤
❤ NGẬM TIA NẮNG TRỜI ❤
❤ SỮA MẸ TRẮNG TRONG ❤
❤ CON ƠI HÃY UỐNG ❤
❤ RỒI MAI KHÔN LỚN ❤
❤ CON ƠI HÃY NGHĨ ❤
❤ NHỮNG ĐIỀU TRẮNG TRONG ❤

Các bài viết của Quầy Thuốc Linh Sơn chỉ có tính chất tham khảo.

Để hoàn thành bài viết này chúng tôi có tham khảo từ:

  1. Cửa sổ vàng – Nguyễn Duy Cương – Nguyễn Duy Cương – Ăn dặm thế nào cho đúng
  2. Cửa sổ vàng – Nguyễn Duy Cương – Điều kì diệu của việc cho con bú
  3. vn.theasianparent.com – Những lý do mẹ bỉm sữa nên sở hữu một chiếc máy hút sữa
  4. Cửa sổ vàng – Nguyễn Duy Cương – ĐỪNG LẠM DỤNG việc HÚT SỮA (khi chưa thật sự hiểu về sữa mẹ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *